PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON KIẾN HƯNG
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
Với mong muốn tạo nên những giá trị tốt đẹp trong mỗi trẻ nhỏ, nhà trường đã kiên trì theo đuổi mục tiêu đổi mới toàn diện, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại, gần gũi với thiên nhiên. Nhà trường không chỉ dừng lại ở việc đào tạo giáo viên kiến thức nền với trình độ sư phạm mầm non mà còn chuẩn bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng sư phạm theo hướng tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến như phương pháp Montessori, Reggio Emilia, Steam…Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học để trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tự học thông qua thực hành. Qua đó giúp trẻ có các kỹ năng tốt thông qua việc tự học, thu thập thông tin cũng như giải quyết các vấn đề.
Để trẻ được phát triển toàn diện theo hướng đổi mới tích cực nhà trường đã kết hợp hài hòa giữa phương pháp giáo dục truyền thống và các phương pháp giáo dục tiên tiến như.
* Phương pháp giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”
Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, trẻ có khả năng, nhu cầu và sở thích khác nhau. Mỗi trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau, vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, giáo viên luôn dựa trên những nhu cầu, khả năng hiểu biết và sự hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ cơ hội được thể hiện những điểm riêng biệt của mình thông qua hoạt động học mà chơi, chơi mà học.
* Phương pháp: Phát huy tối đa cơ hội trẻ học qua trải nghiệm và khám phá:
Trẻ mầm non thích tìm tòi khám phá xung quanh, trẻ rất thích được tham gia hoạt động, vì vậy các hoạt động của trẻ được tổ chức qua “ Học mà chơi, chơi mà học”. Hơn thế, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, để khám phá thiên nhiên xung quanh, khám phá khoa học qua quan sát trực tiếp cô làm hoặc trẻ được làm dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoat động, hình thành nhiều kỹ năng cơ bản cho trẻ, đồng thời phát triển khả năng phán đoán, so sánh, ghi nhớ có chủ định phát triển tư duy của trẻ tốt nhất.
* Ứng dụng phương pháp Montessori dạy trẻ kĩ năng thực hành cuộc sống.
Nhà trường đã xây dựng hệ thống các bài học dạy trẻ kĩ năng thực hành cuộc sống ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori. Từ những bài học đầu tiên như chuyển hạt từ bát này sang bát khác đến những bài phức tạp hơn như: Đóng mở cúc áo; đóng mở khóa; buộc dây; đóng mở đai; dùng đũa gắp; rót nước...Các hoạt động được tổ chức theo các cách thức từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra các hoạt động rèn kĩ năng thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori trong nhà trường không chỉ giúp rèn luyện cơ tay, các vận động thô và tinh mà còn rèn cho các bé tính cẩn thận, kiên trì, tập trung trong công việc, hơn nữa nhà trường định hướng các con có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để chăm sóc bản thân, giúp đỡ cô giáo, bố mẹ.
* Ứng dụng phương pháp STEAM:
Trong GDMN, điểm nổi bật của phương pháp STEAM là sự kết nối giữa các lĩnh vực, các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn giúp trẻ có thể rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc.
Để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng phương pháp STEAM nhà trường đã xây dựng nội dung giáo dục với các dự án cụ thể, gần gũi, thiết thực xuyên suốt các chủ đề trong năm học, thu hút trẻ say mê sáng tạo. Các dự án được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển dần nội dung theo mức độ tư duy và kĩ năng của trẻ từng độ tuổi. Trong từng dự án, giáo viên đưa ra vấn đề để trẻ khám phá, tìm hiểu các nguyên lý khoa học đơn giản và hướng trẻ đến việc thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm mới có tính ứng dụng trong cuộc sống. Những trải nghiệm thú vị, những thí nghiệm đặc biệt khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kĩ năng hoạt động nhóm.
*Ứng dụng “ phương pháp Reggio Emilia”
Với niềm tin rằng mỗi trẻ em đều chứa đựng một năng lực sáng tạo rất lớn, Vì vậy nhà trường đã lồng ghép phương pháp giáo dục Reggio Emilia nhằm kích thích trí tò mò, đồng hành trên hành trình khám phá thế giới xung quanh và tôn trọng những suy nghĩ và giải quyết tình huống của trẻ. Bằng các tình huống thực tế các cô đã đồng hành cùng trẻ khuyến khích trẻ trong quá trình khám phá, tự đặt đâu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết.
Trong các tình huống này, các cô giáo tại mầm non Kiến Hưng không trực tiếp đưa ra chỉ dẫn hay câu trả lời đúng – sai, mà luôn “Khơi dậy sự tò mò” trong trẻ để từ đó trẻ tự tìm kiếm kiến thức và xây dựng các mối quan Với phương pháp này khi đến với trường mầm non Kiến Hưng phụ huynh sẽ ngạc nhiên bởi nó giống như một phòng triển lãm với nhiều tác phẩm nghệ thuật do chính trẻ tạo nên từ những vật liệu khác nhau. Do vậy, rất ít khi có một đồ chơi nào chỉ có một tính năng duy nhất xuất hiện trong các lớp, thay vào đó sẽ là những nguyên liệu đa dạng như: gỗ, đá, vỏ sò, vỏ ốc, hạt, lá, màu vẽ, vải, giấy…Vì vậy trẻ có nhiều điều kiện, cơ hội thể hiện khả năng bản thân mà không bị giới hạn khiến cho việc học trở nên đa chiều và đầy màu sắc hơn.